Tuyển dụng miễn phí, tìm việc nhanh, tuyển dụng nhanh miễn phí

https://vieclamnhanh.vn


Quy định về thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động mới

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Ninh Bình) làm công nhân nông trường quốc doanh từ tháng 3/1986 (nay đã chuyển thành công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước do UBND tỉnh là chủ sở hữu).
Ông có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ông Hùng hỏi: Ông có thuộc đối tượng được hưởng chính sách của Nhà nước về thời giờ nghỉ ngơi, lễ, tết, nghỉ hàng năm, nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên, nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương hay không? Nếu được hưởng thì căn cứ quy định nào?
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động mới

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 (Luật số 45/2019/QH14) là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội Khóa XIV ban hành ngày 20/11/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, quy định về tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, quản lý Nhà nước về lao động. Bộ Luật này có hiệu lực bắt buộc chung, áp dụng trong phạm vi cả nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

bo luat lao dong 2019 quy dinh ve thoi gian nghi ngoi cua nguoi lao dong scaled

Đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động 2019 gồm: Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Theo đó, người lao động và doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận là đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động.

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

Cụ thể trường hợp ông Nguyễn Mạnh Hùng hỏi, ông làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty TNHH MTV 100% vốn do Nhà nước làm chủ sở hữu có thuộc đối tượng áp dụng quy định về thời giờ nghỉ ngơi như: Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm, nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên, nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương không?

Căn cứ Điều 2 Bộ luật Lao động 2019, ông Nguyễn Mạnh Hùng và những người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty TNHH MTV này là đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động, trong đó có quy định về thời giờ nghỉ ngơi, nêu tại Mục 2 Chương VII Bộ luật này, gồm các quy định cụ thể như: Nghỉ trong giờ làm việc (Điều 109); nghỉ chuyển ca (Điều 110); nghỉ hằng tuần (Điều 111); nghỉ lễ, tết (Điều 112); nghỉ hàng năm (Điều 113); ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc (Điều 114); nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Điều 115).

Đề nghị ông Hùng cập nhật nội dung Bộ luật Lao động 2019 để nắm rõ căn cứ pháp luật, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây