Muốn có việc làm ngay, hãy đọc kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc này

Thứ năm - 06/08/2020 15:25
Bạn đang tìm công việc, bạn lo lắng không biết đối mặt với nhà tuyển dụng, trả lời phỏng vấn như nào? Đây là những câu hỏi, tâm lý chung của đa số ứng viên. Hôm nay, Việc làm - Báo Lao Động sẽ hướng dẫn bạn những kinh nghiệm, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

Bạn đang tìm công việc, bạn lo lắng không biết đối mặt với nhà tuyển dụng, trả lời phỏng vấn như nào? Đây là những câu hỏi, tâm lý chung của đa số ứng viên. Hôm nay, Việc làm - Báo Lao Động sẽ hướng dẫn bạn những kinh nghiệm, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

​​​Trước khi đi phỏng vấn, tất cả người tìm việc, ứng viên hãy rà soát lại tất cả:

- Trang phục: đầu tóc, khuân mặt, trang điểm, quần áo, giầy dép...
- Hồ sơ: Hãy đảm bảo mình chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng cấp, đơn ứng tuyển, CV...
- Tinh thần: Tỉnh táo, Tự tin, lạc quan, vui vẻ, và đừng quên nụ cười của bạn.

Mở đầu một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu:
- Tên, tuổi
- Chức danh
- Công ty.
Tiếp theo nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi cho bạn và hãy chuẩn bị kỹ để trả lời phỏng vấn thành công:
1. Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
=> Nhà tuyển dụng muốn bản thể hiện nhiều hơn ngoài những thông tin trên CV, đơn ứng tuyển, đơn xin việc. Hãy sáng tạo, nhấn mạnh những ưu thế của mình. Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về bản thân ( tên, tuổi, trường học, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc của bạn)

2. Bạn có thể nói về những thông tin bạn đã tìm hiểu được về công ty, vị trí tuyển dụng
=> Đây là câu hỏi, nhà tuyển dụng muốn đánh giá bạn có tìm hiểu về công ty không, có thực sự mong muốn, đặt thời gian tìm hiểu hay không.

3. Hãy nói về những kinh nghiệm làm việc của bạn ( Hãy nói những kinh nghiệm phù hợp với vị trí tuyển dụng)
=> Các ứng viên nên chuẩn bị sẵn chi tiết những công việc mình đã làm qua, những kinh nghiệm khi đi làm thêm, đi thực tập, làm ở công ty trước, hãy lọc ra những công việc đáp ứng cho yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Chú ý, hãy đọc kỹ bảng mô tả công việc chi tiết trong link tuyển dụng.

4. Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới. 

5. Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
=> Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty, những đóng góp, khả năng của bạn.

6. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Đây là một trong những câu hỏi đánh giá ứng viên có sẵn sàng đóng góp cho công ty hay không. Với những giai đoạn phát triển, có những đơn hàng, những dự án, cần hoàn thành gấp, thì không tránh khỏi làm thêm giờ, đôi khi mình thiệt một chút, đóng góp một chút, bạn sẽ được ghi nhận đáng kể.

7. Mục tiêu trong 5 năm tới, 10 năm tới của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng muốn nhìn xem bạn có phải người có kế hoạch trong cuộc sống, có dự định, có hoài bão, có muốn phấn đấu cho tương lai hay không?
Hãy vẽ 1 đường map, bạn định làm gì, muốn làm gì trong 5 năm, 10 năm chi tiết để quản trị cuộc đời bạn tốt.

8. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Nên nhấn mạnh điểm mạnh của bạn và thể hiện một cách khéo léo, còn điểm yếu nên nói những điểm yếu như: chưa quản lý thời gian tốt, tham công việc... 

9. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Trên đây là 10 câu hỏi mà những nhà tuyển dụng hay sử dụng trong buổi phỏng vấn, hãy chuẩn bị kỹ càng, để chinh phục, nắm bắt được suy nghĩ của nhà tuyển dụng và cả trái tim của nhà tuyển dụng, để có được công việc bạn mong muốn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây