Kỹ năng và năng lực chuyên môn rất quan trọng đối với thành công, song việc kết nối với đúng người có thể là một trong những cách tốt nhất để mang lại giá trị cho doanh nghiệp của bạn.
Người thành thực thường sống vì mọi người, chịu thiệt về mình. Nhưng nên nhớ rằng xã hội này Thắng do năng lực, thua do quá thành thực, thật thà quá đôi khi chỉ rước họa vào thân.
Tài năng không phải là một điều gì bí ẩn, nó chỉ đang bị thổi phồng quá mức. Mọi người thường bỏ cuộc trước khi cho phép một kỹ năng nào đó phát triển. Dù vậy, một số người đã phát triển năng lực đáng ngạc nhiên trong những thời điểm kém thuận lợi. Cách tiếp cận và tâm lý của bạn chính là vũ khí bí mật.
Bạn đi làm đúng giờ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sếp giao. Với thành tích nổi bật, tác phong ngay ngắn và hiệu quả công việc tốt như vậy mà sếp không đánh giá cao bạn, đồng nghiệp không hề tỏ ra trân trọng thành tích bạn đạt được, ngay cả một đứa thực tập sinh cũng tỏ thái độ với bạn nữa? Lý do vì sao vậy? "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", trước khi trách đồng nghiệp vô ơn bạc bẽo hay xem bản thân mình có điểm gì thiếu sót khiến năng lực bị đánh giá thấp hay không? Cùng tham khảo danh sách những lỗi dưới đây nhé:
Khoảng cách giữa sếp và nhân viên luôn khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp này dừng lại ở mức khách sáo. Nhiều nhân viên dù có năng lực trong công việc, nhưng khi đối diện với sếp họ vẫn bị áp lực, gặp khó khăn và nặng nề trong một thời gian kéo dài. Lối suy nghĩ đơn thuần về mối quan hệ “ông/bà chủ - người làm thuê”, vô tình nhiều nhân viên đã tự tạo ra khoảng cách giữa mình và sếp. Nhiều nhân viên tự hạ thấp giá trị của bản thân, luôn cảm thấy “thua kém”, khiếp sợ mỗi khi đối diện với sếp ở mọi vấn đề.