Áp dụng tâm lý hành vi để trả lời phỏng vấn thật “ngầu”

Thứ năm - 10/06/2021 14:38
Thay vì hỏi những câu hỏi giả định như “Bạn sẽ làm gì nếu phải chịu quá nhiều áp lực trong công việc?”, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi tình huống: “Hãy nói về khoảng thời gian bạn phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc. Bạn đã giải quyết như thế nào?". Và đó là lúc chúng ta có thể áp dụng tâm lý hành vi vào cuộc trò chuyện đặc biệt này.

Phỏng vấn hành vi là gì?

Phỏng vấn hành vi là một kỹ thuật phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá các ứng viên dựa trên hành vi của họ trong quá khứ. Và với câu hỏi kiểu phỏng vấn hành vi, hãy đáp lại bằng tâm lý hành vi.

 

Nhưng trước hết, để chuẩn bị tốt cho các tình huống, hãy rà soát các nội dung này trước cuộc phỏng vấn:

Bản mô tả công việc.

- Các dự án lớn mà bạn từng thực hiện.

- Các đánh giá về hiệu suất công việc trước đây của bạn.

- Danh sách các thành tích nghề nghiệp của bạn.

- Tập trả lời phỏng vấn của bạn thành tiếng.

- Tập trả lời dưới hai phút mỗi câu.

Với phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn thường cố gắng tìm hiểu ba điều:

download (1)

1. Bạn đã cư xử như thế nào trong một tình huống thực tế.

2. Lượng hóa công sức, giá trị mà bạn bỏ ra để giải quyết tình huống đó.

3. Bạn định nghĩa các tình huống như thế nào. Đó là trở ngại, thách thức hay cơ hội.

Điều đó không có nghĩa là nhất định phải có câu trả lời đúng. Những câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu con người thật của bạn. Điều mấu chốt là bạn trung thực và có câu trả lời thông minh.

Công thức cho câu trả lời thông minh

Trả lời phỏng vấn cũng có công thức, bạn tin không? Áp dụng đúng công thức, bạn có thể tạo ra một câu chuyện cuốn hút người phỏng vấn.

1. Tình huống

Bối cảnh câu chuyện là gì? Bao gồm: tình huống này đã diễn ra khi nào, ở đâu.

Ví dụ: “Chúng tôi thực hiện một dự án kéo dài 6 tháng cho một khách hàng lớn và buộc phải làm việc onsite…”

2. Nhiệm vụ

Vai trò của bạn trong tình huống này là gì?

Ví dụ: “Tôi là trưởng nhóm, dẫn dắt quá trình chuyển đổi nhiệm vụ cho nhóm, đồng thời phối hợp với khách hàng để dự án đi đúng hướng.”

3. Hành động

Bạn đã làm gì?

Ví dụ: “Tôi tự lên các nhiệm vụ của dự án và cập nhật tiến độ hàng tuần cho cả công ty và khách hàng. Điều này nhằm tạo ra một sản phẩm/ phần mềm… mà khách hàng mong muốn. Tôi cũng hướng dẫn trực tiếp từng thành viên trong nhóm và bên đối tác, để đánh giá các trở ngại phải vượt qua, để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đáp ứng đúng thời hạn”.

4. Kết quả

Hành động của bạn đã dẫn đến điều gì?

Ví dụ: “Chúng tôi đã hoàn thành dự án đúng thời hạn, đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật của đối tác. Chúng tôi cũng đạt được phương án làm việc tối ưu và đã thành công dù áp lực”.

 

Cách chuẩn bị

Đọc kỹ mô tả công việc.

Lên danh sách các kỹ năng hoặc bằng cấp được yêu cầu.

Hãy nghĩ đến một câu chuyện có thể thể hiện khả năng của bạn trong lĩnh vực hoặc kỹ năng đó.

Tập trả lời độc thoại hoặc với bạn thân. Nhớ là câu trả lời của bạn chỉ nên kéo dài khoảng 1 phút rưỡi đến 2 phút. Hãy cố gắng ngắn gọn.

Nếu bạn cảm thấy ngại ngùng hoặc thiếu tự tin, thì việc chuẩn bị trước càng quan trọng hơn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự. Tất nhiên, bạn sẽ không thể đoán trước mọi câu hỏi, nhưng với một loạt tình huống giả tưởng đã đặt ra, bạn có thể có một sẵn một số sự lựa chọn.

Một số câu hỏi phỏng vấn hành vi phổ biến

CareerBuilder ‘bật mí’ cho bạn một số mẫu câu phổ biến:

- Hãy kể một tình huống khó khăn về tiến độ mà bạn đã giải quyết. Bạn đã làm như thế nào?

- Hãy cho tôi biết về một sai lầm mà bạn đã mắc phải. Bạn xoay xở như thế nào để hạn chế hậu quả?

- Khoảng thời gian nào mà bạn học được kỹ năng yêu thích nhất?

- Bạn đã tiếp cận kiến thức mới đó như thế nào và áp dụng ra sao?

- Đã có lúc nào bạn phải trình bày ý tưởng với lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp chưa? Kết quả thế nào?

- Hãy kể về khoảng thời gian bạn vượt qua mâu thuẫn nội bộ tại nơi làm việc.

- Thành tựu nghề nghiệp đáng tự hào nhất của bạn là gì và tại sao?

Hãy tự tìm ra cho mình câu trả lời phù hợp nhất với công thức mà CareerBuilder đã tiết lộ nhé. Chúc bạn sẽ trở thành một ứng viên thú vị!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây