5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh

Thứ bảy - 19/02/2022 11:01
Có rất nhiều bạn trẻ hoặc rất nhiều người bước vào kinh doanh nhưng chỉ với những bước đi khởi đầu chúng ta đã thất bại nhưng không hiểu lý do, mặc dù chúng ta mở cùng một địa điểm hoặc cùng một mặt hàng với những thương hiệu rất phát triển khác. Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi là Tại sao lại như vậy? Bài viết này của Tạp Chí Doanh Nhân sẽ cùng bạn bàn luận về 5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh.

1. Thiếu kiến thức về sản phẩm.

Khi bạn kinh doanh bất kì một thứ gì đó, việc bạn cần làm đầu tiên đó là tìm hiểu về sản phẩm, nhưng đối với nhiều người thì việc này không mấy quan trọng dẫn đến việc thiếu kiến thức về sản phẩm.

Sai lầm đầu tiên phải kể đến đó chính là bạn chưa nắm vững kiến thức về sản phẩm mà bạn đang bán. Bạn phải nhớ rằng khách hàng không mua sản phẩm của bạn, thứ họ mua là giải pháp giúp họ giải quyết được vấn đề. Nên khi bạn phân tích được sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng thì khách hàng sẽ chi tiền. 

5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh

2. Kỹ năng trình bày không hiệu quả

Lỗi thứ 2 cũng là lỗi nhiều người gặp phải đó chính là bạn hiểu về sản phẩm của mình nhưng bạn lại không biết cách truyền đạt những thông tin đó đến với khách hàng.

Vậy làm thế nào để bạn khắc phục được lỗi này?

Đó chính là trước khi đến tư vấn cho khách hàng, bạn hãy tự lập cho mình một bản kịch bản các vấn đề sẽ trình bày với khách hàng, những câu hỏi khách hàng có thể quan tâm và luyện tập nó thật nhiều lần. 

Nhưng bạn cũng cần phải chú ý là không bao giờ cố gắng truyền đạt nhiều hơn ba thông tin trong một cuộc trò chuyện. Vì thế hãy cân nhắc và cung cấp cho khách hàng của bạn những thông tin thực sự cần thiết.

5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh

3. Đừng Vội vàng giới thiệu sản phẩm mà chưa nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

Nhiều bạn thất bại trong bán hàng bởi vì vội vàng giới thiệu sản phẩm của mình trong khi chưa nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Bạn phải nhớ rằng khách hàng không mua sản phẩm, thứ họ mua là giải pháp mà sản phẩm bạn mạng lại cho họ. Chính vì thế tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn chào hàng thành công hơn.

Vậy làm thế nào để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tròn kinh doanh? Đó chính là lắng nghe và không ngừng đặt câu hỏi. Việc lắng nghe và đặt câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng để từ đấy đưa ra giải pháp thích hợp nhất.

5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh

4. Không tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng

Việc không duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng trong kinh doanh này có đến hơn 90% nhà thuốc mắc phải bởi vì các nhà thuốc hiện nay đa phần vẫn kinh doanh theo hình thức cũ.

Các nhà thuốc hoặc một số mặt hàng kinh doanh bán hàng xong là khách hàng đi và bạn không biết giữ khách hàng ở đâu cả. Việc này khiến nhà thuốc của bạn không có nhóm khách hàng trung thành, không có người ủng hộ nhà thuốc của bạn hay mua lặp lại sản phẩm.

Thế làm thế nào để giữ được mối quan hệ với khách hàng trong kinh doanh? Đó là bạn hãy lên danh sách lưu lại thông tin khách hàng như: tên, tuổi, số điện thoại, lịch sử dùng thuốc. Nếu khách hàng phải dùng thuốc trong 30 ngày thì thường xuyên nhắn tin, gọi điện hỏi thăm về hiệu quả dùng thuốc,…

5 lý do không ngờ tới khiến bạn thất bại trong kinh doanh

5. Lắng nghe khách hàng

Trong kinh doanh, nhiều người nghĩ rằng “Bán hàng là khéo mồm khéo miệng thì khách hàng mới mua”, thoạt nghĩ thì thấy có vẻ đúng. Tuy nhiên bán hàng cũng như trò chuyện, và ai trong cuộc trò chuyện cũng muốn được lắng nghe nhiều hơn. Vì vậy hãy nhường lời cho khách hàng của bạn. Đó là cách khôn ngoan để xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin. Lắng nghe tốt cũng sẽ giúp bạn xác định được động cơ để có phương thức tác động phù hợp, nhắm đúng vào những gì khách hàng muốn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây