3 Bài học về đạo đức kinh doanh của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ

Thứ sáu - 18/02/2022 10:48
Nhìn vào quá trình lớn mạnh của thương hiệu cà phê Trung Nguyên, chúng ta có thể thấy rằng Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ là một người có tầm nhìn rộng lớn, mà ông còn là một người có tâm, có khát vọng phục vụ cho lợi ích dân tộc.

Khi nhìn vào quá trình phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên ta có thể thấy được 3 bài học về đạo đức kinh doanh của ông vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.

Bài học về đạo đức kinh doanh đầu tiên là trở thành Doanh nhân yêu nước.

Qua những phát biểu và trải nghiệm của ông Vũ với Trung Nguyên ta có thể thấy ông là một doanh nhân giàu lòng yêu nước.

Năm 2000, khi lần đầu tiên ông đi ra nước ngoài là đến Singapore, ông thật sự bị sốc và ấn tượng mạnh với một quốc đảo nhỏ bé, rất trẻ với sự phát triển mạnh mẽ và dường như cả một thế giới khác hoàn toàn mở ra trước mắt ông.

Tại thời điểm đó, trong suy nghĩ của nhiều người dân ở các nước ông đến là hình ảnh một Việt Nam trong chiến tranh, một Việt Nam nghèo nàn lạc hậu. Điều này đã làm cho ông rất tự ái, cảm thấy mình mang một nỗi nhục của sự tụt hậu, sự thua kém về nhiều thứ trước nhiều cơ hội và thách thức mở ra của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, hội nhập.

Ông cảm thấy mình phải có một phần trách nhiệm chuyển tải được những giá trị văn hóa Việt, chuyển tải những hình ảnh tích cực hơn về Việt Nam, về một quốc gia không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn mạnh mẽ, kiên cường từng bước vươn lên bằng nội lực của cả một dân tộc để nhanh chóng bắt kịp và hội nhập vào nền kinh tế khu vực.

Ông nói, ông không phải là người bán cà phê đơn thuần: “Chúng tôi có mục tiêu xây dựng một hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu Việt.

Trong mỗi sản phẩm Trung Nguyên, chúng tôi gửi đi một thông điệp: hãy dùng hàng Việt Nam. Tất nhiên, nếu chất lượng hàng đó xứng đáng.”; “ chúng tôi là những chiến sĩ thời hòa bình ra trận với hành trang của lòng tự tôn dân tộc…”

Giữa 1 bên là lợi nhuận và một bên là sự phấn đấu bền bỉ với một chữ tâm, chữ tín là thứ đã khiến rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp sụp đổ. Bài học về Đạo đức kinh doanh là bài học sơ đẳng của bất kỳ ai bước khi vào nghề đều cần phải đấu tranh không khoan nhượng để có được.

Bên cạnh đó, những phát biểu của ông chứa đầy những hoài bão, đạo đức kinh doanh và lòng yêu nước :

“Cuộc hành trình của tôi, những con người tâm huyết Trung Nguyên, dù dưới hình thức nào cũng đều nhằm mục tiêu gửi đi thông điệp: hãy xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, người Việt ủng hộ hàng Việt.

Hãy chung sức xây dựng thương hiệu hình ảnh quốc gia, xác lập niềm tự hào dân tộc bằng những thương hiệu Việt vươn tầm Quốc tế và luôn có đạo đức kinh doanh”…

Khi nhận xét về tâm lý “sính ngoại” của người Việt nhân sự kiện gã khổng lồ Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, ông Vũ cho rằng :

“ Dù sao thì đây cũng là đất của mình, quê hương của mình, đồng bào của mình, nói một lần không được sẽ nói nhiều lần, nếu nói nhiều lần không được thì nói ngàn lần chắc cũng phải tỉnh ra…

Ai thích giống Tây, giống Mỹ thì tìm tới Starbucks còn ai muốn uống cốc cà phê tuyệt hảo, muốn khơi nguồn sáng tạo, muốn yêu nước thì tìm tới Trung Nguyên”

Ở Việt Nam , triết lý cà phê mới manh nha. Để có được triết lý ấy cần phải dựa trên quan điểm của địa phương , dân tộc và thế giới về quan điểm này . Nó sẽ được bù đắp bởi những người uống và đam mê cà phê theo thời gian , ngay một lúc không thể hoàn tất được .

Trung Nguyên đã nhìn nhận đạo đức kinh doanh là vấn đề nghiêm túc và phải có công trình nghiên cứu cẩn thận . Cà phê là mẫu số chung để quy tụ 2 triệu tín đồ uống cà phê ở nhiều quốc gia , sắc tộc , màu da , quan điểm chính trị và tôn giáo khác nhau . Do đó cần phải nghiên cứu nó với tư cách là một công trình khoa học .

Nếu có được triết lý ấy , Việt Nam sẽ có cơ hội quá lớn . Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nhà tư tưởng , có thể xuất khẩu và quy tụ những người khác nhau trên thế giới.

Giữa 1 bên là lợi nhuận và một bên là sự phấn đấu bền bỉ với một chữ tâm, chữ tín là thứ đã khiến rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp sụp đổ. Bài học về Đạo đức kinh doanh là bài học sơ đẳng của bất kỳ ai bước khi vào nghề đều cần phải đấu tranh không khoan nhượng để có được.

 Trên mọi phương diện, cái vốn phải là “chữ tín”.

Ông bà ta ngày xưa nói “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ nói rằng : Khi bĩ cực nhất, ông đã phải đi vay vốn bằng “chữ tín”, vậy “chữ tín” đó lấy từ đâu, xem ra có vẻ xa xỉ bởi thời đó, khi mà ông quyết định “xoay” nghề, mọi người đều cho ông là “điên hạng nặng” với ý tưởng khát khao làm giàu một cách “không tưởng” như vậy.

Để có thể dùng “chữ tín” để vay vốn thì trước tiên mình phải tạo được niềm tin cho người ta, mình phải tự tin là làm được thì mới làm cho người khác tin vào mình và quan trọng là phải tìm đúng đối tượng có thể giúp được mình.

Ông Vũ cho rằng : “Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất”. Quan điểm này đã được ông xây dựng nên một thương hiệu Trung Nguyên như ngày nay và nó sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng chữ “tín”.

Ông nói : “Thương hiệu Trung Nguyên của chúng tôi được xác định trên đạo đức kinh doanh và các giá trị lớn, đó là giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin. Giá trị cốt lõi của chúng tôi bao gồm : Khát vọng lớn; tinh thần quốc gia; tinh thần quốc tế; Không ngừng sáng tạo, đột phá; Thực thi tốt; Tạo giá trị & phát triển bền vững.

Giá trị niềm tin đó là: Cà phê đem lại sáng tạo; Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức; Cà phê làm thế giới tốt đẹp hơn…”

Giữa 1 bên là lợi nhuận và một bên là sự phấn đấu bền bỉ với một chữ tâm, chữ tín là thứ đã khiến rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp sụp đổ. Bài học về Đạo đức kinh doanh là bài học sơ đẳng của bất kỳ ai bước khi vào nghề đều cần phải đấu tranh không khoan nhượng để có được.

Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Ông Vũ nói : “Lợi nhuận phải song song với trách nhiệm xã hội”

Ông Vũ không xây dựng công ty của mình theo những nguyên tắc kinh tế thuần túy mà coi văn hóa và các giá trị cộng thêm như là chìa khóa cho sự tăng trưởng.

Ông cho rằng: “Ở trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói trên, thậm chí, có nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần thiết trở thành động lực mang tính dẫn dắt. Trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp như là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.”

Thực tế hơn 21 năm ra đời và phát triển, Trung Nguyên chưa một lần bị tai tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng, trách nhiệm với người lao động, ý thức với môi trường, ý thức với xã hội, nghĩa vụ với nhà nước…

Ông Vũ quan niệm: “Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống: một là sống theo ý mình, sống hưởng thụ; hai là sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”.

Cuộc đời , sự nghiệp cùng đạo đức kinh doanh của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành người dẫn đầu cho sự sáng tạo và thành công của cà phê Trung Nguyên nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng . Với bộ óc sáng tạo – làm việc không ngừng và đội ngũ tuyệt với của minh , Trung Nguyên đã và đang ngày càng lớn mạnh , trở thành đầu tàu , tạo mối liên hệ mật thiết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới .

Trung Nguyên đang nỗ lực hết mình xây dựng một thương hiệu cà phê Việt nam ngon nhất trên thế giới về chất lượng , nâng nó trở thành triết lý sống , là ngôn ngữ thứ 2 trên thế giới .

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây