Cách luồn lách đối phó với những câu hỏi phỏng vấn từ “A-Z” khó nhằn khi xin việc

Thứ hai - 10/01/2022 14:18
Một thực trạng hay gặp hiện nay khi các ứng viên mới đi phỏng vấn xin việc là ấp úng, lúng túng và hồi hộp, run rẩy. Vậy làm cách nào để ưng biến với những câu phỏng vấn khó nhằn từ nhà tuyển dụng?

Hành trang cần chuẩn bị khi đến những buổi phỏng vấn

Kiến thức cá nhân phong phú

Cách luồn lách đối phó với những câu hỏi phỏng vấn từ 'A-Z' khó nhằn khi xin việc
Chuẩn bị kiến thức cá nhân phong phú

Đầu tiên, những kiến thức cá nhân là kiến thức bạn học ở trường hay những trải nghiệm thực tế được tích lũy trong cuộc sống. Việc quan trọng tiếp theo là cách thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy năng lực cũng như kĩ năng mềm. Cách trả lời, phản biện của cá nhân thể hiện rất rõ tư duy của ứng viên – điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm, vì vậy hãy chuẩn bị trước tất cả những gì bạn có và sẵn sàng “chinh chiến”.

Sự tự tin qua phong thái, cử chỉ

Nhà tuyển dụng sẽ chẳng có hứng thú khi phỏng vấn một người mà trên nét mặt của họ hằn 2 chữ “lo âu”. Chính vì vậy, sự tự tin đóng một phần quan trọng vào trong quá trình phỏng vấn của ứng viên.

Hãy cố gắng tự tin nhất có thể, hãy thể hiện ra sự vui tươi lạc quan để nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn luôn tràn đầy sức sống, nhiệt huyết. Hơn ai hết, sự tự tin cũng góp phần làm cho bầu không khí trở nên dễ chịu, cũng biết đâu được nhờ tinh thần tích cực đó của bạn, nhà tuyển dụng cũng “nhẹ tay” hơn thì sao?

Khả năng phân tích logic

Cách luồn lách đối phó với những câu hỏi phỏng vấn từ 'A-Z' khó nhằn khi xin việc
Chuẩn bị khả năng phân tích logic

Làm sao để vận dụng vốn kiến thức bạn có một cách hiệu quả nhất lại cả một câu hỏi khó khác. Chỉ có kiến thức nền tảng không thôi chưa đủ, bạn phải có một tư duy phản biện thật logic, phân tích tình huống, cũng như giải quyết được các vấn đề của nhà tuyển dụng đưa ra.

Trong Marketing hay bất cứ ngành nào, thì phân tích đóng vai trò quan trọng để nhà tuyển dụng nhận xét xem bạn có “logic” trong lối tư duy và hành động hay không? Vì vậy, ngay từ thời sinh viên, đừng ỷ lại hãy tự thân vận động phân tích từng tình huống trong đời sống, học tập, công việc.

Khả năng thuyết trình trước đám đông

Nếu như bạn có đủ kiến thức, óc phân tích sáng tạo, nhưng khả năng thuyết trình cũng chiếm tới 50% trong thành công của một marketer. Nhà tuyển dụng sẽ chẳng có thời gian nghe bạn ậm ừ, hay lấp lửng từng ý trong câu đâu! Cho nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý trước các câu hỏi phỏng vấn, trau truốt khả năng diễn đạt, thuyết trình lưu loát trước đám đông. 

Thông tin về công ty ứng tuyển

Sẽ là thiếu sót nếu không đưa điều này vào danh sách, thực tế khá nhiều người chủ quan về vấn đề tìm hiểu công ty trước khi đi phỏng vấn. Không ai thích một người đến ứng tuyển mà không có một chút kiến thức nào về công ty. Chính vì vậy, nắm rõ những thông tin cơ bản nhất là cách ghi điểm rất tốt trong một cuộc phỏng vấn.

Trên đây là những gì mà một ứng viên cần phải chuẩn bị trước buổi phỏng vấn, có khi nào bạn tự hỏi xem những câu hỏi nào thường bắt gặp trong các buổi phỏng vấn Marketing chưa? Hãy cùng xem phần dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Marketer thường gặp nhữnh câu hỏi phỏng vấn nào?

Lý do nào khiến bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing?

Cách luồn lách đối phó với những câu hỏi phỏng vấn từ 'A-Z' khó nhằn khi xin việc
Câu hỏi: Lý do nào khiến bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing?

Đây là câu hỏi dễ  gặp ở các buổi phỏng vấn, để trả lời tốt nhất cho câu hỏi này, trước tiên, bạn thực sự phải am hiểu và có kiến thức về lĩnh vực Marketing. Cho dù đây là câu hỏi mang tính cá nhân, mỗi người một ý, nhưng cho dù trả lời từ “Đông sang Tây” thì kết luận bạn vẫn phải để người phỏng vấn thấy được hết khả năng của bạn trong lĩnh vực này, thuyết phục họ tin rằng bạn là “viên ngọc quý” có thể đem lại lợi ích cho công ty.

Với một người làm Marketing thì kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Sẽ khó trả lời đây vì trong Marketing có rất nhiều kỹ năng để tạo nên một người làm giỏi. Thế nhưng hãy thử liệt kê ra xem những kỹ năng cần có của một người làm Marketing xem nhé:

  • Thấu hiểu khách hàng
  • Biết lắng nghe
  • Nhanh nhạy với cái mới
  • Nhanh nhẹn mà vẫn chính xác
  • Hiểu đối thủ cạnh tranh của mình là ai
  • Có niềm đam mê với marketing
  • Dám thử điều mới và không ngại thất bại
  • Thể hiện quan điểm rõ ràng khi nói và viết

Với mỗi người thì quan điểm để trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn khác nhau, đây cũng là câu hỏi mà nhà tuyển dụng test khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề của bạn. Vì vậy hãy cố gắng chọn lựa ra yếu tố hoàn hảo và phù hợp nhất với mình để trả lời câu hỏi phỏng vấn.

Bạn biết gì về tôi? Hay đối thủ trong ngành của công ty chúng tôi?

Cách luồn lách đối phó với những câu hỏi phỏng vấn từ 'A-Z' khó nhằn khi xin việc
Câu hỏi: Bạn biết gì về tôi? Hay đối thủ trong ngành của công ty chúng tôi?

Đây sẽ là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất trong mọi ngành nghề, mọi tình huống.

Hiểu về công ty là điều chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thực sự quan tâm đến công ty không, tạo được ấn tượng tốt đầu tiên. Hơn nữa, đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty, việc bạn nắm bắt được đối thủ của công ty mà bạn apply sẽ là một cách để bạn ghi điểm.

Bạn có ngại khi tiếp xúc, làm việc trực tiếp với Khách hàng?

Đây là câu hỏi thường gặp nhất vì trong lĩnh vực marketing, bạn phải liên hệ trực tiếp với mọi người, chẳng hạn như khách hàng. Luôn trả lời là có để cho người phỏng vấn thấy được bạn rất năng động và tích cực. Để có được vị trí trong lĩnh vực này, thì bạn cần trả lời câu hỏi thật thuyết phục nhằm cho thấy mình là một người tích cực và toàn diện.

Những câu hỏi mang tính tư duy cao

Đây sẽ là phần được nhiều nhà tuyển dụng muốn “tung hứng” với bạn trong buổi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn bên cạnh những kiến thức chuyên môn, thì những câu hỏi đề cao tính tư duy sẽ làm khó những ứng viên.

Nhà tuyển dụng muốn xem bạn phản ứng ra sao, sẽ chẳng có câu trả lời đúng trong những câu hỏi này. Nhưng điều mà họ muốn và đôi khi học tập xem, liệu câu trả lời của bạn có thực sự hay, thú vị và quan trọng là phải thật sáng tạo “out of the box” . Ví dụ như câu sau:”Trong một đoàn thám hiểm 10 người mà trong khu rừng cả đoàn không hề biết địa lý nơi đây, thì bạn sẽ chọn đứng ở đâu trong đoàn?”.

Kết

Các câu hỏi phỏng vấn luôn là cơn “Ác mộng”, vì với nhiều bạn ứng viên kỹ năng phỏng vấn dù đủ nhưng không thể trả lời hết và đúng ý những nhà tuyển dụng mong muốn. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp một phần nào để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi interview của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây