Steve Jobs: Đừng tuyển nhân tài về rồi chỉ việc họ phải làm, hãy hỏi họ việc mình nên làm

Thứ sáu - 07/01/2022 09:25
Trong quyển sách “Lãnh đạo Apple cùng Steve Jobs” của Jay Elliot, cựu phó chủ tịch của Apple là người được chính Steve Jobs tuyển dụng, đã nêu ra phương pháp mà người sáng lập của hãng đã áp dụng để khích lệ mọi người, theo đuổi sự hoàn hảo và tuyển chọn đội ngũ có óc sáng tạo cao.

Từ những ngày Apple mới chập chững thành lập, bản thân Steve Jobs – Cố CEO của Táo khuyết, luôn quan niệm rằng Apple phải được xây dựng để trở thành một công ty thành công.

Trang INC cho biết ở thời điểm đó, Apple đã mời hai nhà quản lí “chuyên nghiệp” về làm việc. Nhưng sau đó Jobs ngay lập tức cho họ nghỉ việc.

“Cách làm việc chẳng mấy hiệu quả.” – Trích lời của Steve Jobs lúc trẻ trong một đoạn video được đăng tải trên YouTube. Ông nói tiếp: “Hầu hết họ đều ngốc. Họ biết cách quản lí nhưng họ chẳng biết làm một cái gì cả”.

Đoạn video đó sau này đã được Quartz at Work lưu trữ lại. Mặc dù đó là thời điểm mà Steve Jobs vẫn còn trẻ với chiếc áo cổ cao màu đen quen thuộc, nhưng những gì mà nhà sáng lập ra Apple chia sẻ dường như vẫn trường tồn với thời gian.
 

Sau khi sa thải những nhà quản lí chuyên nghiệp đó, Jobs chia sẻ rằng ông đã bắt đầu tìm kiếm nhân tài bằng một tiêu chuẩn rất khác: Sự đam mê.

Cố CEO của Apple giải thích: “Chúng tôi cần những người thể hiện sự cuồng nhiệt của họ trong những điều họ đã làm, chúng tôi không cần những chuyên gia nửa mùa”.

“Những người vốn dĩ đã có kĩ năng và họ có đam mê lẫn sự hiểu biết về sự phát triển của công nghệ, những điều họ có thể làm được với những công nghệ đó” sẽ được Jobs chào đón.

Nhà sáng lập ra Apple không quan tâm đến sự hoành tráng của bản lí lịch, hoặc các ứng viên đã từng làm việc ở đâu. Ông chỉ muốn có được những người chuyên giải quyết các vấn đề với tất cả sự đam mê.

Sự nghiệp cả đời của Jobs bỗng chốc thu bé lại vừa bằng 36 tấm hình
Với Steve Jobs, bạn phải có đam mê

Và để thay thế những nhà quản lí đã bị sa thải, Jobs đã mời Debi Coleman, một người đang làm ở chuyên ngành hoàn toàn trái ngược với công nghệ.

Hơn nữa bà Coleman vốn dĩ chỉ là một người thiếu kinh nghiệm, đã 32 tuổi và chỉ có mỗi tấm bằng về chuyên ngành Văn học Anh. Kết quả của cuộc tuyển dụng đó ra sao ư? Sau khi làm việc dưới tư cách một nhà quản lý quy trình sản xuất, bà Coleman đã trở thành Giám đốc Tài chính của Apple ở tuổi 35.

Lúc này Jobs mới giải thích rằng những nhân viên tuyệt vời không nhất thiết phải bị quản lí bởi ai đó. Nếu họ có đủ đam mê, thông minh lẫn động lực, họ hoàn toàn có thể tự quản lí chính mình. Và những gì họ thực sự cần biết đó chính là tầm nhìn của một công ty mà thôi.

stay-hungry
Câu nói: hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ đã cho thấy sự đam mê luôn là 1 phần trong Steve Jobs

Lúc này vai trò của việc quản lí mới được thể hiện rõ. Thay vì chỉ dẫn cho các nhân viên cách để làm việc, cố CEO của Apple tin rằng các nhà lãnh đạo nên tập trung vào nghệ thuật kết nối bằng cách chia sẻ tầm nhìn, từ đó mọi người đều có thể làm việc nhằm hướng tới một mục tiêu duy nhất.

Ở cuối đoạn video, các nhân viên từ những ngày đầu của Apple chia sẻ rằng họ đã học được cách khơi dậy đam mê như thế nào trong quá trình phỏng vấn. Andy Hertzfeld, một trong những kĩ sư phần mềm đầu tiên của Apple chia sẻ rằng nhóm của ông sẽ cho các ứng viên được phỏng vấn xem một nguyên mẫu của chiếc máy Macintosh.

Sau đó sẽ xem cách những người này phản ứng. Nếu như ứng cử viên nào đó không thể hiện được quá nhiều cảm xúc của mình, lúc này đội ngũ của Apple biết rằng người đó khó có thể mà đậu phỏng vấn được.

Hơn nữa bà Coleman vốn dĩ chỉ là một người thiếu kinh nghiệm, đã 32 tuổi và chỉ có mỗi tấm bằng về chuyên ngành Văn học Anh. Kết quả của cuộc tuyển dụng đó ra sao ư? Sau khi làm việc dưới tư cách một nhà quản lý quy trình sản xuất, bà Coleman đã trở thành Giám đốc Tài chính của Apple ở tuổi 35.

Lúc này Jobs mới giải thích rằng những nhân viên tuyệt vời không nhất thiết phải bị quản lí bởi ai đó. Nếu họ có đủ đam mê, thông minh lẫn động lực, họ hoàn toàn có thể tự quản lí chính mình. Và những gì họ thực sự cần biết đó chính là tầm nhìn của một công ty mà thôi.

stay-hungry
Câu nói: hãy luôn khao khát, hãy cứ dại khờ đã cho thấy sự đam mê luôn là 1 phần trong Steve Jobs

Lúc này vai trò của việc quản lí mới được thể hiện rõ. Thay vì chỉ dẫn cho các nhân viên cách để làm việc, cố CEO của Apple tin rằng các nhà lãnh đạo nên tập trung vào nghệ thuật kết nối bằng cách chia sẻ tầm nhìn, từ đó mọi người đều có thể làm việc nhằm hướng tới một mục tiêu duy nhất.

Ở cuối đoạn video, các nhân viên từ những ngày đầu của Apple chia sẻ rằng họ đã học được cách khơi dậy đam mê như thế nào trong quá trình phỏng vấn. Andy Hertzfeld, một trong những kĩ sư phần mềm đầu tiên của Apple chia sẻ rằng nhóm của ông sẽ cho các ứng viên được phỏng vấn xem một nguyên mẫu của chiếc máy Macintosh.

Sau đó sẽ xem cách những người này phản ứng. Nếu như ứng cử viên nào đó không thể hiện được quá nhiều cảm xúc của mình, lúc này đội ngũ của Apple biết rằng người đó khó có thể mà đậu phỏng vấn được.

Ông Hertzfeld chốt lại: “Chúng tôi muốn thấy đôi mắt của họ (các ứng cử viên) phải sáng rực lên và thực sự hào hứng. Và đúng lúc đó, chúng tôi sẽ biết rằng họ sẽ trở thành một trong những người đồng nghiệp mới của mình”.

Vậy, nếu bạn muốn tuyển dụng được người tài, có tư tưởng đổi mới, thì sau đây là những cách thức mà Steve Jobs đã áp dụng:

Xác định các nhu cầu, nhưng đừng quá cứng nhắc

Khi mới nghe qua, mọi người đều nghĩ đây là điều đương nhiên. Tuy nhiên, người tuyển dụng thường không suy nghĩ đủ thấu đáo để xác định được nhu cầu thực sự cần thiết. Có thể bạn không biết mình đang phỏng vấn một người hoàn toàn phù hợp, hoặc người được giao nhiệm vụ tuyển dụng đang tìm kiếm người không phù hợp. Điều tệ hại hơn nữa đó là bạn đã chọn sai người.

Steve Jobs luôn nhận thức được nhu cầu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, ông cũng không cứng nhắc về năng lực/ phẩm chất của người mà ông đang tìm kiếm. Đôi lúc, sự lựa chọn của ông làm tôi ngạc nhiên, khi ông thấy điều gì đó trong một ứng viên mà hiếm người nào có được – một điều gì đó mách bảo ông: “Đây là người phù hợp với công việc.”

Susan Kare là người đã được tuyển theo cách này. Cô là bạn thời trung học của Andy Hertzfeld, một trong những thành viên đầu tiên của đội ngũ Mac (máy tính cá nhân của Apple). Khi Steve Jobs đến tham quan trung tâm nghiên cứu tại Palo Alto của Xerox, ông đã bị cuốn hút bởi “giao diện người dùng đồ họa”. Đây là cơ chế cho phép sử dụng các biểu tượng trên màn hình để thực hiện các thao tác một cách dễ dàng và rõ ràng. Bạn thường sử dụng các biểu tượng theo cách này mỗi khi kéo thả cái gì đó vào biểu tượng thùng rác.

Ai sẽ là người tiếp tục phát triển các biểu tượng và những yếu tố khác để tạo nên một thiết kế đẹp mắt và dễ sử dụng? Andy đã đề cử Susan cho nhu cầu này vì cho rằng cô là một nghệ sĩ tài ba. Hầu hết những người tuyển dụng trong trường hợp tương tự đều sẻ không đồng ý phỏng vấn Susan, vì cô ấy có thể là một họa sĩ nhưng không biết gì về công nghệ, do đó không đủ tiêu chuẩn.

Steve Jobs thì khác, ông đã thấy giá trị của con người này, đó là khả năng nắm bắt nhanh và óc sáng tạo độc đáo có thể cống hiến cho việc kinh doanh của Steve Jobs. Ông cho rằng tài năng, niềm đam mê và sự nhanh nhạy của cô quan trọng hơn nhiều so với vốn kiến thức ít ỏi về công nghệ. Ông đã chọn cô làm thành viên nòng cốt trong đội ngũ Mac của mình.

Đừng giới hạn mình trong những phương pháp thông thường

Steve Jobs chấp nhận lời mời giảng dạy tại trường Đại Học Stanford và đây là công việc theo thời khóa biểu của ông. Các sinh viên xem đây là một đặc quyền hiếm có để bàn luận trực tiếp về những vấn đề kinh doanh với một doanh nhân đã khởi nghiệp, một công ty hàng đầu của nền công nghiệp mới thuộc lĩnh vực máy tính cá nhân. Hơn nữa, đối với Steve Jobs đây là công việc “có qua có lại”, bởi vì chính ông cũng được truyền cảm hứng và sinh lực từ các sinh viên của mình. Và khi đến bất cứ nơi nào, ông cũng đều quan sát để tìm ra các ứng cử viên cho đội ngũ Macintosh (Mac) của mình.

Mike Murray là một trong 20 sinh viên khóa thạc sĩ quản trị kinh doanh thuộc trường hợp này. Steve Jobs nói rất nhiều về Apple và cách để thay đổi thế giới bằng máy tính cá nhân. MIKe đã bị thu hút ở điểm này và muốn trở thành một phần của kế hoạch trên. Ngược lại, Steve Jobs cũng được cậu sinh viên của mình gây ấn tượng và giao cho MIKe trọng trách lãnh đạo đội ngũ marketing cho Mac.

Một ví dụ diển hình khác là Bob Bellville. Vào mùa xuân 1981, khi Bod tròn 21 và sắp tốt nghiệp đại học Stanford, trước đó ông đã làm việc bán thời gian được khoảng 8 năm tại Xerox, Steve Jobs nhận thấy cậu sinh viên này có một cái nhìn sâu sắc về cách để biến công nghệ thành một sản phẩm hoàn thiện và cách vận hành một công ty, đây là điều mà Steve Jobs thích. Ông đã nhìn thấy Bob một kỹ sư rất thông minh, có suy nghĩ độc lập và khả năng lãnh đạo chuyên môn.

Từ một nguồn tin khác về cái tên MIKe Boich, một sinh viên đã tốt nghiệp đại học Stanford và sắp tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Havard, Steve Jobs đã tìm cách liên lạc và tuyển dụng được MIKe. Chính MIKe Boich là người đã đối mặt với các thách thức khó khăn nhất vào thời điểm ra mắt Macintosh. Được gọi là những “người truyền giáo”, nhóm mà MIKe đã tập họp được phải thuyết phục các nhà phát triển phần mềm tạo ra các chương trình phần mềm cho Mac và cuối cùng họ cũng thành công. Công lao của MIKe quan trọng đến mức, nếu không có đội “truyền giáo” này thì Macintosh sẽ không tồn tại đến ngày nay.

Người tài sẽ biết người tài

Steve Jobs thường nói: “Hãy chắc chắn là bạn chỉ tuyển những người phù hợp nhất”. Nếu bạn tuyển một người “vừa vừa”, họ sẽ tuyển người giống họ hoặc kém hơn, và không sớm thì muộn, toàn bộ hoạt động sẽ đi vào bế tắc. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể chọn được những người toàn hạng “A”. Vậy thì làm thế nào để tìm được một người đặc biệt tài năng và thích hợp nhất? Ưu tiên đầu tiên đó là trong đội ngũ nhân viên của bạn. Những người thực sự nhạy bén thường sẽ thích làm việc với người nhạy bén. Khi cần tuyển dụng một ai đó, bạn hãy yêu cầu các thành viên trong đội ngũ của mình đề cử người mà họ ngưỡng mộ nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Tìm kiếm nâng cao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây